Băng keo Somaderm – L ( Hỗ trợ làm lành vết thương)

Đơn vị tính: Hộp
  • Quy cách: 10cmx10cm
  • Đóng gói: 1 miếng/ hộp
Giá : Liên hệ
Chi tiết sản phẩm
  • Hydrocolloid có tác dụng hấp thụ dịch mô và duy trì độ ẩm trên vết thương, ngăn không cho xuất hiện phần chai cứng, giảm thiểu khả năng hình thành sẹo và hỗ trợ nhanh lành vết thương.
  • Sản phẩm tiết kiệm, có thể cắt nhỏ theo kích cỡ phù hợp với vết thương.
  • Sản phẩm không gây kích ứng, an toàn cho da nhạy cảm.
  • Quy cách: 10cmx10cm
  • Đóng gói: 1 miếng/ hộp
  • Chỉ định:Dùng cho các vết bỏng (bỏng  bô xe máy) và các vết thương trợt da.Cách sử dụng:Trước và sau khi điều trị vết thương, nên rửa sạch bằng xà phòng và nước.Rửa vết thương bằng một dung dịch khử trùng không chứa cồn. Lau thật khô vùng da xung quanh vết thương với một miếng bông vô trùng.Tháo lớp giấy bảo vệ và băng miếng băng Urgo bỏng và trợt da lên trên vết thương, không đụng vào phần keo của miếng băng dán.Vuốt cẩn thận ở viền băng phủ trên vùng da lành, kế đến làm ấm bằng lòng bàn tay để giữ băng dính tốt.

    Mép của miếng băng phủ ra ngoài vùng da lành phải cách bờ vết thương tối thiểu 3 cm.

  • Bỏng do tai nạn sinh hoạt chiếm tỷ lệ 60-65% số người bị bỏng, trong đó bỏng bô xe chiếm một tỷ lệ không nhỏ.

    Do đặc điểm của bô xe có diện tích bỏng nhỏ, nhưng sự dẫn truyền nhiệt qua da rất nhanh, nhiệt độ da vùng bỏng vẫn duy trì mức cao sau bỏng một thời gian ngắn nên dễ dẫn đến tổn thương sâu. Việc xử lý đúng, ngay sau tai nạn sẽ giúp làm giảm diện tích bỏng, giảm tổn thương độ sâu, diễn biến của bỏng sẽ nhẹ hơn, quá trình lành thương thuận lợi và giúp hạn chế sẹo xấu sau bỏng.

    vne1.jpg

    Bạn nên sơ cứu bỏng bô tại chỗ theo các bước sau:

    Bước 1: Loại bỏ tác nhân gây bỏng càng sớm càng tốt, góp phần giảm diện tích và độ sâu tổn thương bỏng (cởi bỏ quần áo vùng bị bỏng do quần áo vùng bị bỏng có tác dụng giữ nhiệt).

    Bước 2: Làm mát vùng bỏng, ngâm rửa hoặc tưới rửa vùng bỏng vào nước mát, sạch, nước có nhiệt độ 16 độ C đến 20 độ C. Thời điểm ngâm rửa tốt nhất trong vòng 30 phút từ sau khi bị bỏng, sau khoảng thời gian trên việc ngâm rửa có ít tác dụng, thời gian ngâm rửa từ 15 phút đến 30 phút (thường cho tới khi hết đau rát). Có thể thay vì ngâm rửa người ta dùng khăn sạch ướt, quần áo sạch ướt đắp lên vùng bỏng (nên thay khăn mát thường xuyên vì khăn cũng hấp thu nhiệt và giữ nhiệt).

    Bước 3: Che phủ vết bỏng, băng vết thương bằng vải sạch, khô và băng ép nhẹ vùng bỏng.

    Bước 4: Nâng cao vùng bỏng giúp giảm sưng nề.

    2.jpg

    Lưu ý khi sơ cứu bỏng: không dùng nước quá lạnh hoặc đá lạnh đắp lên vết bỏng; không ngâm rửa vết bỏng bằng nước ấm; không đắp các loại mỡ, dầu, nước mắm, nước tương, đắp thuốc lá, thuốc đông y không rõ nguồn gốc vào vùng bỏng khi chưa rửa sạch vết thương; không nên làm trợt loét vết bỏng, bóc bỏ nốt phồng.

    Hiện, có rất nhiều loại băng dành cho sơ cứu vết bỏng. Một trong các loại băng gạc được sử dụng là loại có chứa Hydrocolloid. Hydrocolloid là loại vật liệu mới trong điều trị bỏng tại nước ta. Băng có chứa lớp Hydrocolloid khi được đắp lên vết thương có vai trò duy trì môi trường ẩm tại chỗ vết bỏng (môi trường ẩm ở vết thương, giúp vết thương lành nhanh hơn gấp 2 lần môi trường khô ở vết thương), giúp sự di trú và tăng sinh tế bào tại chỗ vết bỏng, điều này làm cho vết thương lành nhanh.

    Băng Hydrocolloid này giúp che phủ vết bỏng tốt, giúp giảm đau cũng như giúp cho sinh hoạt của bệnh nhân thuận lợi (bệnh nhân tắm rửa được nhờ vào tính chất bán thấm của màng Polyurethan của miếng băng và vận động dễ dàng nhờ vào tính bám dính tốt khi dán).

    Sau đây là các bước sơ cứu vết bỏng với băng gạc chứa thành phần Hydrocolloid:

    Bước 1: Rửa vùng da lành chung quanh vết bỏng.

    Bước 2: Làm sạch vết bỏng bằng nước muối sinh lý 0,9%.

    Bước 3: Lấy bỏ các dị vật, chất bẩn, với vòm nốt phồng còn nguyên vẹn thì chích các vòm nốt bỏng giải thoát dịch, sau đó dùng băng Hydrocolloid đắp lên vết bỏng.

    Khi sử dụng nên lưu ý là băng bán thấm chứa Hydrocolloid chỉ nên dùng cho các vết bỏng nông, sạch, ít tiết dịch và chống chỉ định đối với vết bỏng nhiễm khuẩn hoặc vết bỏng có nguy cơ nhiễm khuẩn. Khi vết thương sưng nề, nóng, viêm tấy đỏ, đau, có mủ, bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa để được chăm sóc và điều trị đúng cách.

Bình Luận